Nhạc sĩ Thế Bảo: Tuổi U90 và bản giao hưởng về vòng tròn đời người

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chiều 21/12 tại Liên hiệp các hội VHNT TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật giới thiệu chân dung âm nhạc Thế Bảo và bài ca người lính. Chương trình do Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức, ghi dấu ấn về người nhạc sĩ đa tài, có nhiều đóng góp trong âm nhạc và giảng dạy.

Nhạc sĩ Thế Bảo sinh năm 1937, quê quán Quảng Ngãi, hiện sống tại TP.HCM. Năm 2017, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: cuốn sách Suy nghĩ về nhạc luật cổ truyền; concerto cho piano và dàn nhạc nhỏ; concerto cho violoncelle và dàn nhạc giao hưởng; ca khúc Nửa đêm.

Trước đó, ông được trao Huân chương lao động hạng Nhì năm 2004. Ngoài 300 ca khúc, ông còn viết các giao hưởng thơ Rừng sác, Đất 9 rồng – Thành đồng tổ quốc, tổ khúc giao hưởng Thăng Long 990, các concerto dành cho piano, cello…

Dành nhiều tình cảm cho người lính

Thế Bảo được bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ học trò, cảm nhận là người chân chất, gần gũi và đáng kính. Ông lao động nghệ thuật chân chính và nghiêm túc. Mặc dù sáng tác rất nhiều chủ đề, nhưng ông vẫn dành nhiều tình cảm đặc biệt cho người lính.

Chương trình Thế Bảo và bài ca người lính gồm đại hợp xướng, các bài hợp ca, tốp ca, song ca và đơn ca mà ông đã sáng tác trong mấy chục năm qua viết về đề tài người lính, chiến tranh, cách mạng…

Nhạc sĩ Thế Bảo: Tuổi U90 và bản giao hưởng về vòng tròn đời người - Ảnh 1.

Đánh giá cao đóng góp của ông, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh (Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM) chia sẻ tại chương trình: “Hôm nay, chúng ta cùng hội tụ tại đây để tri ân và tôn vinh một người thầy, một nhạc sĩ tài hoa, đó là Thế Bảo, người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho nghệ thuật. Với trái tim yêu nước nồng nàn và niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng, nhạc sĩ Thế Bảo đã sáng tác nên nhiều tác phẩm âm nhạc ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe. Những sáng tác của ông không chỉ phản ánh vẻ đẹp của quê hương đất nước, mà còn khắc họa hình tượng người lính, người lao động Việt Nam đầy chất nhân văn và cảm xúc”.

Nhạc sĩ Thế Bảo chia sẻ, ở khía cạnh xã hội, chương trình có ý nghĩa lớn khi được tổ chức nhân 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Còn với cá nhân ông, nó có nhiều ý nghĩa sâu sắc, gắn với những tình cảm mà ông dành cho quân đội khi chọn ra 12 tác phẩm của mình để vinh danh anh “bộ đội Cụ Hồ”.

“Tôi rất vui khi chương trình được nhiều bạn bè, đồng nghiệp, công chúng, khán giả đánh giá thành công, phong phú. Một chương trình có nhiều phong cách, vừa có tính hàn lâm, vừa nhẹ nhàng, lại còn có tính quần chúng nữa” – Thế Bảo nói.

Nhạc sĩ Thế Bảo: Tuổi U90 và bản giao hưởng về vòng tròn đời người - Ảnh 2.

Thế Bảo có kỷ niệm khó quên trong đời, khi ông còn là cậu học sinh trường Lê Khiết (Quảng Ngãi) thì trung đoàn của đồng chí Đàm Quang Trung đóng ở gần đó. Ông được anh Bình – một người anh ở trung đoàn nhận làm em và từ đó ông trở thành em nuôi của trung đoàn. Về sau, trung đoàn dời đi nơi khác đóng quân, cậu học sinh trường Lê Khiết vẫn nhớ sâu sắc kỷ niệm được làm em nuôi ấy. Và kỷ niệm ấy vẫn sâu lắng trong tâm hồn, để rồi về sau khi có thêm nhiều trải nghiệm, công tác và đi thực tế nhiều trong môi trường quân đội, ông có thêm cảm hứng cho những bài hát về người lính.

Buổi biểu diễn được Truyền hình Quốc phòng Việt Nam ghi hình và sẽ phát chương trình về 12 tác phẩm trong thời gian tới. Cùng với việc tổ chức đêm nhạc, ông ra mắt tuyển tập tác phẩm 12 ca khúc viết về người lính có kèm app để khán giả có thể nghe được khi quét mã.

Hai anh em cùng được giải thưởng lớn

Nhạc sĩ Thế Bảo là em ruột của nhà thơ nổi tiếng Tế Hanh – người được tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên. Ông cũng đã phổ nhạc bài thơ Vườn xưa và Cơn bão của anh trai, được Tế Hanh rất thích.

“Gia đình tôi có nhiều người theo nghệ thuật, nhưng toàn làm thơ. Bố tôi là nhà thơ Trần Tất Tố, là người nổi tiếng ở trong tỉnh, trong huyện. Ông từng học trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội và làm thơ Đường luật rất hay. Ngoài bố, có anh Tế Hanh. Trong nhà tôi chỉ có một người cậu ruột chơi được đàn kìm, ông còn biết hát tuồng”.

“Hồi bé bên cạnh quê tôi là một dòng sông. Gia đình tôi ở trên một cù lao trên con sông Trà Bồng, là con sông độc nhất ở tỉnh Quảng Ngãi, thường có đò dọc chở hàng từ biển lên trên nguồn và trên nguồn lại xuống biển. Đến sông Trà Khúc thì không có những giao lưu rừng, biển như vậy. Quê tôi là xứ “mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”.

Nhạc sĩ Thế Bảo: Tuổi U90 và bản giao hưởng về vòng tròn đời người - Ảnh 4.

Ông kể tiếp: “Hàng đêm, tiếng người ta hò trên sông tha thiết. Vào đến sông Trà Khúc cũng không có những điệu hò trên sông như thế nữa. Những điệu hò từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều có thể nghe trên sông Trà Bồng. Và vì vậy, những điệu hò trên sông ấy đã nuôi nấng tâm hồn tôi từ thời bé thơ và là nền tảng để tôi bước vào con đường âm nhạc đầy say mê” – Thế Bảo chia sẻ.

Dấu ấn nghiên cứu

Thế Bảo hoạt động âm nhạc từ nhỏ ở vùng tự do Liên khu V. Cuối năm 1954, ông theo Đoàn văn công Liên khu V tập kết ra Bắc và đến năm 1956 học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Tốt nghiệp vào năm 1959, ông trở thành giảng viên của trường này.

Sau năm 1975, ông vào làm công tác nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Âm nhạc TP.HCM. Những năm 1980 – 1991, ông làm Trưởng khoa Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy của Nhạc viện TP.HCM. Ông cũng đã trải qua nhiều chức vụ như Ủy viên BCH Hội Âm nhạc TP.HCM, Ủy viên BCH Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Sóng nhạc, Phó tổng biên tập tạp chí Âm nhạc Việt Nam…

Nhạc sĩ Thế Bảo: Tuổi U90 và bản giao hưởng về vòng tròn đời người - Ảnh 5.

PGS-TS Trần Thế Bảo vừa giảng dạy vừa chuyên nghiên cứu về lịch sử âm nhạc. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách như Suy nghĩ về nhạc luật cổ truyền Việt Nam (giải Nhất Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2011), Cảm nhận mỹ học âm nhạc (giải Nhì Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2013), Lịch sử âm nhạc Việt Nam (giải Nhất Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2017)…

Ngoài các tác phẩm nghiên cứu, nhạc sĩ Thế Bảo cũng đã viết nhiều tác phẩm dành cho khí nhạc giao hưởng, đại hợp xướng… Giao hưởng thơ Rừng sác, giao hưởng Thăng Long 990, đại hợp xướng Trở lại Trường Sơn và nhiều tác phẩm khí nhạc khác cũng đã đoạt các giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông đã in hợp tuyển Gửi gió đưa hương (2 tập), gồm khoảng 300 ca khúc.

Một số ca khúc nhiều người biết như Dệt áo mùa Xuân, Hát mừng chiến thắng Nam Lào, Cờ Đảng bay trên núi Bài Thơ, Đi cấy (hợp xướng)… Viết về quê hương Quảng Ngãi có Hỡi dòng sông Trà, Khúc tráng ca hải đội Hoàng Sa…

Ở tuổi gần 90, nhạc sĩ Thế Bảo có lẽ là trường hợp hiếm hoi khi ông vẫn lên lớp dạy nhiều chuyên đề âm nhạc ở các trường đại học, trong đó có hai chuyên đề chính về lịch sử âm nhạc Việt Nam và mỹ học âm nhạc. Ông vẫn nhận hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ. “Học trò của tôi có cả đến thế hệ 9X” – Thế Bảo cho biết.

Hiện ông đang thực hiện tác phẩm khí nhạc 6 chương có tên Vòng đời cù lao. Ông kể: “Tôi sinh ra trên một cù lao ở sông Trà Bồng (Quảng Ngãi), hiện sống ở đường Cù Lao (quận Phú Nhuận, TP.HCM), nơi đây xưa kia cũng là một cù lao. Đây là cảm hứng để tôi viết giao hưởng Vòng đời cù lao, để nói về vòng tròn của một đời người”.

Chương trình Thế Bảo và bài ca người lính giới thiệu đến công chúng 12 tác phẩm về người lính. Đó là: Trở lại Trường Sơn, Gửi gió đưa hương, Hành khúc học viện lục quân, Nửa đêm, Không quân Việt Nam anh hùng, Mùa cúc họa mi, Khúc quân hành người lính trẻ miền Đông, Bông hồng đảo xa, Quân khu 9 nhịp bước quân hành, Gửi em từ đảo xa, Tráng ca hải đội Hoàng Sa, Thành phố thông minh – Thành phố tươi xanh…

Chương trình có sự góp mặt của NSƯT Phạm Khánh Ngọc, Minh Trang Lyly, Ngọc Quy, Kim Thoa, Nguyễn Hân, Ngọc Giàu, nhóm Lạc Việt, tam ca Cựu chiến binh, nhóm múa Ngọc Xuân, hợp xướng Khoa Âm nhạc và Điện ảnh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Nhận xét từ nhà cái 69VN

Trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, sự kiện hoành tráng đã diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT TP.HCM. Chương trình nghệ thuật được tổ chức để giới thiệu chân dung âm nhạc của người nghệ sĩ tài năng Thế Bảo, cùng bài ca người lính đầy cảm xúc. Đặc biệt, chương trình này do Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức, là dịp để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của người nhạc sĩ này trong lĩnh vực âm nhạc và giảng dạy.

Thế Bảo không chỉ được biết đến với tài năng đỉnh cao trong sáng tác âm nhạc, mà còn ấn tượng bởi phong cách vui vẻ, tích cực trong mọi hoạt động. Với lòng đam mê sáng tạo và khao khát truyền đạt tinh thần qua âm nhạc, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ và đồng nghiệp.

Đồng thời, không thể không nhắc đến sự hiện diện của 69VN – sân chơi cá độ hiện đại và uy tín dành cho những người yêu thích thể thao. với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, 69VN chắc chắn sẽ là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm cá cược và giải trí một cách an toàn và hấp dẫn.

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com

HẠO THIÊN

 

là một blogger, một nhà sáng tạo nội dung và là một SEO Executive tại SEOBET TEAM. Tôi luôn luôn tìm hiểu và phân tích các nội dung chuyên môn để sáng tạo ra những nội dung thân thiện, dễ hiểu và chính xác nhất đến cho các độc giả đã luôn ủng hộ tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]