Ấn tượng của Uông Triều với độc giả và bạn viết là thái độ chuyên nghiệp, luôn có hoạch định rõ ràng về con đường văn chương của mình – điều mà không phải người cầm bút nào cũng làm được.
Trong hệ thống sách tham khảo hoặc phụ trợ chính thức cho sách giáo khoa, Uông Triều có một số tác phẩm được chọn. Ví dụ Kiếm sắc và hoa đào trong Đọc hiểu mở rộng văn bản ngữ văn 8; hoặc Ngày suy tàn của sách giấy? trong Đọc hiểu văn bản nghị luận văn học 11…
Tác giả từng đoạt giải Khát vọng Dế Mèn 2023 với truyện dài Vua ngan xóm Hồ (khi còn đang là bản thảo) chia sẻ về nghề, về kinh nghiệm viết văn của mình.
Dạy và học văn cần vui, cần thực tế
* Vì sao từ một thầy giáo dạy ngoại ngữ anh lại dấn thân sang con đường văn chương?
– Tôi yêu thích văn chương từ bé, được viết văn là ước mơ lớn nhất đời tôi. Dạy học cũng có cái hay riêng, tôi đã từng kiếm được khá nhiều tiền ở địa phương khi mở một lò tiếng Anh có tiếng, nhưng đến lúc có cơ hội viết văn chuyên nghiệp, tôi đã quyết đi theo đam mê của mình, đơn giản là viết văn khiến tôi vui và hứng thú và giờ nó vẫn là đam mê lớn nhất.
Tôi đã từng đứng trước sự lựa chọn, chỉ làm ăn và làm thứ mình thích, tôi đã chọn thứ mình thích, dù nó khiến tôi vất vả hơn.
* Trước đây anh từng theo đuổi đề tài lịch sử, nhưng khá lâu nay hình như anh không trở lại với mảng đề tài này?
– Đúng là trong giai đoạn đầu, tôi viết về lịch sử khá nhiều, một phần vì vùng địa lý quê hương. Nhà tôi ở Quảng Ninh, mảnh đất phên dậu của Tổ quốc và gần những địa danh nổi tiếng như Yên Tử, Bạch Đằng… nữa. Sau khi đã viết tương đối về lịch sử thì tôi muốn mở rộng biên độ đề tài để viết được nhiều hơn cũng như có nhiều đất để thể nghiệm.
Tuy vậy, lịch sử vẫn là một trong những trụ cột quan trọng trong sáng tác của tôi, như cuốn tiểu thuyết mới – Hà Nội những mùa cổ điển – lịch sử vẫn là một mảng miếng quan trọng. Trong cuốn này, tôi dành không ít trang cho hai nhân vật lịch sử gây tranh luận trái chiều là Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ. Đặt trong bối cảnh chung, lịch sử vẫn là đề tài được công chúng rất quan tâm.
* Còn với đề tài văn học thiếu nhi, dù chỉ xuất hiện với hai tác phẩm nhưng đã tạo được dấu ấn. Sau khi “Vua Ngan xóm Hồ” nhận giải thưởng Khát vọng Dế Mèn 2023, anh sẽ sớm trở lại với văn học thiếu nhi chứ?
– Thiếu nhi sẽ là đề tài quan trọng của tôi, tôi đã quyết định như vậy, bởi tôi muốn làm mới mình. Tôi muốn sáng tác cho thiếu nhi từ lâu và khi đã cảm thấy tương đối tự tin tôi mới xuất bản.
Viết cho các em không hề dễ, thậm chí còn khó hơn so với viết cho người lớn. Tôi đã có thêm hai tác phẩm thiếu nhi sắp được in và tôi có ý định viết thành một bộ tác phẩm dành cho các em, chứ không phải từng tác phẩm riêng lẻ.
* Vì sao hiện nay đã có nhiều người viết văn học thiếu nhi nhưng vẫn khó có tác giả, tác phẩm tạo dấu ấn?
– Theo chủ quan của tôi, thứ nhất là quá đặt nặng chức năng giáo dục trong tác phẩm cho thiếu nhi. Giáo dục rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng nói quá nhiều hoặc quá đặt nặng. Tác phẩm quá chú trọng chức năng giáo dục sẽ khô cứng, ít hấp dẫn được các em.
Cứ nhìn các tác phẩm thiếu nhi kinh điển như Doreamon, Bảy viên ngọc rồng, Thám tử Conan, Tom và Jerry, Hãy đợi đấy… thì biết, trước hết là vui nhộn, giải trí, giáo dục được lồng khéo léo vào trong. Các em đọc một cuốn truyện, xem một bộ phim, mục đích đầu tiên là tìm niềm vui, chứ không phải mong nó dạy mình cái gì. Hãy làm cho các em vui cười hoặc khóc, tự các em sẽ rút được bài học cho mình, chứ không cần những bài học khô cứng và quá lộ liễu.
Thứ nhì, tôi nghĩ các nhà văn Việt Nam thường sáng tác đơn lẻ, mỏng, chưa tạo thành chuỗi, thành bộ, bởi muốn tạo dấu ấn với thiếu nhi thì cần trường sức và liên tục, nếu không sẽ rất khó.
Hãy nhìn Nguyễn Nhật Ánh, ông đã tạo sự khác biệt khi tạo ra từng bộ tác phẩm, ví dụ Kính vạn hoa, ấy là một trong lý do khiến ông thành công. Nhà tôi có mấy đứa trẻ nhỏ, bao giờ chúng cũng đòi mua cả bộ để thỏa đam mê. Rất tiếc, những nhà văn có thể viết bộ cho thiếu nhi ở Việt Nam còn rất hiếm.
* Là tác giả có nhiều tác phẩm được chọn vào sách tham khảo, bổ trợ cho học sinh, cũng là người quan tâm tới giáo dục, theo anh, môn văn trong nhà trường hiện có những thay đổi gì so với trước đây? Và những hạn chế cần thay đổi?
– Việc đưa tác phẩm văn học vào sách giáo khoa, sách bổ trợ ở hiện tại đã cởi mở hơn trước đây. Những người như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… đã được giảng dạy trong nhà trường phổ thông, đây vừa là sự đổi mới, dũng cảm, cũng như cập nhật đời sống văn học.
Tôi nghĩ, để môn văn hấp dẫn hơn, hãy làm cho nó thực tế, gần gũi, ứng dụng với đời sống, cũng như chấp nhận những cách nghĩ khác nhau về các tác phẩm văn học. Thậm chí, nên tạo các cơ hội cho học sinh tiếp cận trực tiếp các tác giả văn học; trong thời đại công nghệ như bây giờ, việc này không hề khó.
Chốt lại, dạy và học văn cần vui, cần thực tế, không nên buồn ngủ và hão huyền… cùng mây gió.
Cần có kế hoạch lâu dài với nghề viết
* Không ít người quan niệm rằng: việc dạy hoặc học văn đều khó có kết quả như ý. Đã từng dạy hàng trăm bạn trẻ viết văn, anh nhìn nhận điều này thế nào?
– Bất cứ khi thực hành nghề gì cũng cần có những kiến thức nền tảng, những kĩ năng bắt buộc. Lái xe cần phải học, khiêu vũ cần phải học, làm TikTok cần phải học, hội họa, âm nhạc đều thế, cớ sao viết văn thì không cần phải học? Vì nó quá dễ ư?
Tôi ví dụ, nhiều người viết chưa phân biệt được kể và tả, chưa biết điểm nhìn trần thuật giới hạn hoặc toàn tri, chưa rành luật thơ… thì chắc chắn họ gặp khó khăn trong sáng tác hoặc đơn giản là viết bản năng.
Tất nhiên, việc học cần hiểu theo nghĩa rộng, học ở nhà trường, học trong sách vở, học từ đồng nghiệp, học từ cuộc sống…
Nếu biết được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, người viết sẽ tự tin và chủ động hơn trong lao động của mình, đánh giá được tác phẩm của mình và đồng nghiệp. Ở đây, nên phân biệt giữa kiến thức, kĩ năng và sự khác biệt, đấy là những khái niệm độc lập. Sự khác biệt hoặc sáng tạo thì bất cứ nghề nào cũng đòi hỏi, không riêng gì văn học.
Có kiến thức, kĩ năng chưa chắc đã tạo được sự khác biệt, nhưng nếu không có hiểu biết cơ bản về nghề mình đang làm thì khác biệt là cái gì? Mình còn chưa biết nó thế nào, thì khác biệt ở đâu để so sánh, ở đây tôi không nói đến những thiên tài hoặc may mắn. Cũng nên phân biệt kiến thức, kĩ năng và sự bắt chước.
* Đa số tác giả, nhà văn trẻ đều viết kiểu bản năng, nhưng để đi đường dài với văn chương lại đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Là người thầy dẫn dắt nhiều tác giả, nhà văn trẻ, anh thường khuyên họ điều gì?
– Đầu tiên cần có chiến lược với nghề nghiệp của mình, nói khác đi là cần có kế hoạch lâu dài với nghề viết: viết thể loại gì, viết đề tài gì, đâu là thế mạnh, đâu là nhu cầu của xã hội? Cần trả lời chính xác và trung thực với những câu hỏi ấy.
Tiếp theo là làm thế nào viết được những tác phẩm theo chiến lược đã định? Nghĩa là cần có kĩ thuật, cần tích lũy vốn sống, trải nghiệm và kinh nghiệm. Vấn đề cuối cùng, nhưng tối quan trọng, đó là nghề viết có nuôi sống toàn bộ, hoặc hỗ trợ được một phần đời sống cho người viết không? Nếu nó không có đóng góp gì thực tế cho cuộc sống của mình, thì rất khó để hành nghề theo con đường chuyên nghiệp.
* Vậy có khoảng bao nhiêu phần trăm học trò của anh trở thành người viết chuyên nghiệp?
– Tôi rất vui mừng là khoảng 30% đã có xu hướng hành nghề chuyên nghiệp, 40% viết như một thú vui, phần còn lại thì tiếp tục chờ đợi những thời cơ và thời gian.
Văn chương chưa bao giờ là cuộc chơi dễ dàng, ngay cả với những người học viết văn chính quy nhiều năm và có sẵn năng khiếu. Tôi không ảo tưởng, cũng không tuyệt vọng, tôi bình tĩnh và chấp nhận, cuộc sống nên vui vẻ và vận hành theo quy luật.
* Anh từng chia sẻ về “quy hoạch sự viết”. Hiện bản quy hoạch của anh đang có gì?
– Mảng truyện ngắn tôi đã làm xong và hiện tôi không viết nữa. Truyện ngắn tôi viết không nhiều, nhưng có những truyện được bạn đọc yêu thích và được công nhận. Tiểu thuyết tôi đã xuất bản 5 cuốn và còn tiếp tục với món này; thiếu nhi sẽ là đề tài trọng tâm trong kế hoạch sắp tới. Đó là những trụ cột trong quy hoạch của tôi. Ngoài ra, tôi còn viết nhiều thứ khác để mưu sinh.
Tôi nghĩ mình đã nghiêm túc và kiên trì với kế hoạch đặt ra trong nhiều năm ròng, nên vẫn tiếp tục như vậy. Hiện trong kho tôi còn nhiều tác phẩm chưa công bố, thậm chí tôi đã có thể “nghỉ hưu” với “gia tài” này, nhưng tôi sẽ tiếp tục viết, bởi sáng tạo mang lại cho tôi niềm vui và những giá trị khác.
* Cảm ơn anh. Chúc anh thành công!
Sinh năm 1977 ở Quảng Ninh, từng dạy học nhiều năm trước khi về Hà Nội theo con đường văn chương chuyên nghiệp. Hiện anh là biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ quân đội. Anh đã xuất bản 3 tập truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết, 2 tập tản văn, 2 cuốn truyện thiếu nhi… Đã đoạt một số giải thưởng văn chương.
Ngoài viết văn, làm biên tập, Uông Triều còn dạy thỉnh giảng cho Khoa Viết văn – Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Anh còn tổ chức các lớp dạy viết văn trực tuyến với hàng trăm cây bút trẻ tham dự…
Nhận xét từ nhà cái 69VN
Với tư cách là một chuyên gia về thể thao đồng thời là chủ thương hiệu 69VN, chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn cách Uông Triều viết bài thật ấn tượng. Uông Triều luôn thể hiện mình bằng thái độ chuyên nghiệp, luôn có hoạch định rõ ràng về con đường văn chương của mình. Ông ấy biết cách kết hợp văn phòng vui vẻ, tích cực để tạo nên những tác phẩm sống động, lôi cuốn người đọc.
Một cách tương tự, 69VN cũng đặt ra mục tiêu của mình là trở thành sân chơi hiện đại cho những người yêu thích cá độ. Với giao diện tinh tế và phù hợp với mọi loại thiết bị, hệ thống bảo mật tiên tiến, đa dạng trò chơi từ các cổng game hàng đầu thế giới, chính sách khuyến mãi hấp dẫn và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, 69VN cam kết mang đến trải nghiệm đầy hấp dẫn và an toàn cho người chơi. Chào mừng bạn đến với 69VN – nơi thể thao và giải trí hội tụ!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com
HẠO THIÊN
là một blogger, một nhà sáng tạo nội dung và là một SEO Executive tại SEOBET TEAM. Tôi luôn luôn tìm hiểu và phân tích các nội dung chuyên môn để sáng tạo ra những nội dung thân thiện, dễ hiểu và chính xác nhất đến cho các độc giả đã luôn ủng hộ tôi!