Khi giải đấu bóng rổ đại học danh giá
Những con số kỷ lục
Trợ lý huấn luyện viên đội Nebraska Cornhuskers, Jordan Larson, là một VĐV từng giành HCV Olympic và vô địch thế giới. Những trận đấu giữa đám đông khổng lồ đã trở thành điều quen thuộc với cô. Nhưng tháng 6 năm ngoái, Larson đã chứng kiến một điều hoàn toàn khác biệt.
92.003 khán giả, một con số kỷ lục đã chen chúc tại sân Memorial ở Lincoln bang Nebraska để theo dõi đội bóng chuyền nữ Cornhuskers yêu thích của bang đối đầu với đối thủ địa phương Nebraska-Omaha Mavericks. Vượt qua con số 91.533 khán giả của trận bóng đá Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid tại Camp Nou năm 2022, đây chính là sự kiện có lượng khán giả lớn nhất trong lịch sử thể thao nữ. Điều đặc biệt, đó chỉ là một trận đấu bóng chuyền đại học. So với nhiều quốc gia trên thế giới, điều này thật khó tin. Năm ngoái tại Anh, vòng chung kết thể thao đại học quốc gia chỉ thu hút 5.000 khán giả dù quy tụ tới 1.500 VĐV tham gia.
Ở Mỹ, thể thao đại học là một hiện tượng thực sự. Lượng khán giả tham gia các sự kiện thể thao này thường xuyên vượt qua cả các sự kiện chuyên nghiệp. Năm 2023, trung bình có 109.971 người hâm mộ theo dõi mỗi trận đấu bóng bầu dục của Đại học Michigan tại sân Michigan – nơi được mệnh danh là The Big House.
Vậy điều gì khiến người hâm mộ lấp đầy các sân vận động để theo dõi thể thao đại học?
Niềm đam mê thể thao đại học của người Mỹ đã ăn sâu vào văn hóa xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một truyền thống lâu đời. Đó là động lực kết nối cộng đồng, mang mọi người lại gần nhau để cùng ăn mừng thành công hay chia sẻ nỗi buồn khi đội bóng thất bại.
Ở một góc độ khác, Jordan Larson phân tích: “Rõ ràng, đó là một trải nghiệm cộng đồng, nhưng tôi nghĩ điều thực sự thu hút là niềm đam mê thực sự khi chứng kiến những VĐV trẻ đang cố gắng tìm ra con đường của mình. Thêm vào đó, mùa giải của thể thao đại học ngắn hơn, điều này tạo ra chất lượng tốt hơn, cường độ cạnh tranh cao và những màn trình diễn đỉnh cao. Nhưng trên hết, người ta bị cuốn hút bởi câu chuyện về những VĐV nghiệp dư đang nỗ lực hoàn thiện bản thân bằng sự chăm chỉ”.
March Madness – Hiện tượng của thể thao đại học Mỹ
Mặc dù bóng chuyền đang ngày càng được chú ý, nhưng môn thể thao này vẫn là một ngoại lệ so với hai môn thể thao đại học hàng đầu của Mỹ: Bóng bầu dục và bóng rổ. Bóng bầu dục là nguồn cung cấp nhân tài quan trọng cho giải Bóng bầu dục quốc gia (NFL) thông qua hệ thống tuyển chọn cầu thủ từ các trường đại học. Trong khi đó, mối quan hệ giữa giải Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) và hệ thống bóng rổ đại học phức tạp hơn một chút.
Con đường truyền thống từ trung học, sau đó đến đại học và cuối cùng là NBA vẫn là một phần quan trọng trong quá trình tuyển chọn cầu thủ bóng rổ, nhưng hiện nay có nhiều lựa chọn thay thế hơn bóng bầu dục. Những lựa chọn này bao gồm chơi bóng rổ chuyên nghiệp ở nước ngoài, tham gia giải đấu phát triển của NBA G League, hoặc thậm chí ký hợp đồng ngay từ trung học, thường được gọi là “prep-to-play.” Cách cuối cùng này đã mang đến cho thế giới hai huyền thoại bóng rổ lớn nhất: LeBron James và Kobe Bryant.
Dù vậy, thể thao đại học vẫn là niềm hy vọng lớn nhất của nhiều thanh niên Mỹ để đến với NBA và sân khấu lớn nhất mỗi năm của họ chính là giải March Madness – giải đấu thường niên do Hiệp hội Thể thao Đại học quốc gia (NCAA) tổ chức quy tụ những đội bóng và cầu thủ xuất sắc nhất của giải bóng rổ đại học cấp cao nhất Division I.
March Madness được người hâm mộ trên khắp nước Mỹ và thế giới đón nhận nồng nhiệt, với thể thức loại trực tiếp căng thẳng và rủi ro cao, biến nó thành một biểu tượng của thể thao đại học Mỹ.
Một “phụ kiện” nổi tiếng không thể thiếu của sự kiện chính là bảng dự đoán trước giải (Bracket), nơi người hâm mộ thử thách khả năng suy đoán của bản thân bằng cách đoán đội thắng của mọi trận đấu. Tỷ lệ để đoán chính xác toàn bộ 63 trận đấu chỉ là 1 trên 9,2 tỷ tỷ, nhưng điều đó không ngăn cản mọi người tham gia, thậm chí còn tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu riêng mang tên Bracketology.
Trên sân đấu, các trận đấu được hàng triệu người theo dõi qua màn hình, trong khi hàng chục nghìn khán giả có mặt tại các nhà thi đấu trên khắp đất nước.
Thách thức của các tuyển thủ
March Madness là khát vọng của bất cứ VĐV nào thi đấu ở hệ thống thể thao đại học Mỹ. Nhưng để tận hưởng ánh hào quang đó, các tuyển thủ phải trải qua không ít thách thức.
Tiến sĩ Lori Martin, tác giả cuốn sách “Pay to Play: Race and the Perils of the College Sports Industrial Complex” xuất bản năm 2019, từ lâu đã kêu gọi cải thiện hỗ trợ cho các VĐV sinh viên. Năm 2021, bà nằm trong số những người ăn mừng khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép các VĐV đại học lần đầu tiên có thể kiếm tiền từ tên tuổi, hình ảnh và thương hiệu cá nhân của mình điều mà NCAA từng cấm. Điều này có nghĩa là những cầu thủ không thể tiến xa tới các giải chuyên nghiệp giờ đây có thể tận dụng khoảng thời gian tỏa sáng ở đại học để kiếm tiền.
“Thật đáng khích lệ khi các VĐV đại học giờ đây có thể hưởng lợi về tài chính tới mức ở lại trường đại học có thể mang lại lợi ích lớn hơn so với việc chuyển sang chuyên nghiệp quá sớm”, Tiến sĩ Martin giải thích. Với tư cách là người ủng hộ các VĐV đại học, Tiến sĩ Martin hiểu rõ cả những lợi ích và thách thức của hệ thống Mỹ, nơi gắn chặt khát vọng thể thao với sự tiến bộ trong giáo dục.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa có thể tận hưởng những trải nghiệm thời đại học và theo đuổi học vấn một cách yên bình, những VĐV thể thao đại học lại chịu áp lực từ rất sớm thi đấu trước hàng nghìn khán giả và được hàng nghìn người khác theo dõi trên mạng xã hội.
Jordan Larson với sự hiểu biết về áp lực của thể thao đại học và những bước đi cần thiết để trở thành VĐV chuyên nghiệp, trở thành hình mẫu gần gũi cho các sinh viên mà cô huấn luyện. “Tôi luôn cố nhớ lại cảm giác của mình khi là một tuyển thủ đại học,” Larson nói. “Điều tôi nhớ nhất chính là áp lực tinh thần khủng khiếp, luôn muốn trở thành người giỏi nhất và phải thể hiện tốt mỗi ngày”, cô nói.
Cũng giống như việc dự đoán bảng March Madness, không có công thức hoàn hảo nào cho thành công trong thể thao đại học, và nhiều VĐV NCAA không thể đạt được mục tiêu bước vào các giải đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thể thao đại học chắc chắn sẽ vẫn là một hiện tượng văn hóa của nước Mỹ, mang đến cho những cá nhân tài năng cơ hội trải nghiệm ánh hào quang thể thao.
Hình thức thông tin cũng được triển khai đa dạng, từ các bài, phóng sự nghiên cứu, phân tích chuyên sâu, ý kiến các chuyên gia thể thao, chuyên gia quản lý, kinh tế, doanh nghiệp… Bên cạnh đó là các bài học kinh nghiệm từ thể thao trong nước đến nước ngoài do chính phóng viên các cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam thể hiện.
Nhận xét từ nhà cái 69VN
Khi mà giải đấu bóng rổ đại học danh giá diễn ra, không chỉ là cơ hội để các đội bóng thể hiện tài năng của mình, mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tinh thần vui vẻ, hợp tác và tích cực. Tại sự kiện này, không chỉ có những pha bóng căng thẳng và hấp dẫn trên sân, mà còn là những khoảnh khắc ý nghĩa ngoài trận đấu.
Nếu bạn là người yêu thể thao và muốn đặt cược vào những trận đấu hấp dẫn như vậy, hãy tham gia vào 69VN – sân chơi cá độ hiện đại và an toàn. Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến, đa dạng trò chơi bóng đá và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, 69VN sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bất kỳ lúc nào.
Hãy tham gia 69VN ngay hôm nay để trải nghiệm sự hồi hộp và đầy kịch tính của cá độ bóng đá và cùng chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng cộng đồng!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com