Site icon 69VN

Tạo âm Đông Sơn (kỳ 4): Nhạc chuông Đông Sơn – tiếng rung vang thần thánh, quý tộc

Tạo âm Đông Sơn (kỳ 4): Nhạc chuông Đông Sơn - tiếng rung vang thần thánh, quý tộc - Ảnh 1.

Nhạc chuông Đông Sơn là một đề tài đáng được chú ý trong khi nghiên cứu về tạo âm Đông Sơn. Về nguyên tắc, chúng tôi vẫn xếp nhạc chuông vào “bộ gõ” khi tiếng vang được phát ra nhờ va đập của hai vật thể và âm vang (echo) nhờ một vòm chứa âm.

1. Phân loại dạng nhạc chuông Đông Sơn khá phong phú, và điểm dễ nhận thấy đặc trưng khác biệt với thế giới xung quanh đương thời là ở chỗ cư dân Đông Sơn không theo đuổi việc chế những chuông lớn như Nhật Bản (dotacu), Ba Thục (Chiến Quốc), Phù Nam… mà chủ yếu là các chuông cỡ nhỏ, nhẹ. Dường như những chiếc trống đồng đã thay thế nhu cầu của các chuông lớn rồi.

Chuông Đông Sơn có thể gọi chung là nhạc chuông (lục lạc). Chúng được treo ở nhiều nơi, từ trong nhà đến cổ động vật (voi, trâu bò, ngựa…), treo trên dụng cụ đựng đồ uống trong lễ hội (thố đựng rượu, mâm qủa, muôi múc…), trên các chuôi đốc kiếm, dao găm cán tượng và nhất là trên các bộ đồ trang điểm trên người thầy cúng, vũ công hay thủ lĩnh… (như thắt lưng, đai đầu, tấm đeo ngực, vòng tay, ốp chân…). Hình dáng phổ biến nhất là như chiếc bu gà bóp dẹt, một số về sau được tạo tròn như hạt nhãn.    

Loại chuông Đông Sơn kích cỡ lớn nhất cũng chỉ trong khoảng 30 – 40cm và cấu tạo vẫn theo kiểu chuông lắc (lục lạc). Dáng chuông dẹt, mặt cắt ngang thân bầu dục. Kiểu dáng khá thống nhất ở phần đốc chuông, gồm hai tai đúc đặc cong ra như hình sừng dê và hai khe thủng hình chữ nhật ở giữa. Dường như sẽ có một dây buộc ở eo đốc này khi treo chuông. Vì kích thước lớn, nên kiểu chuông này được gọi bằng cái tên “chuông voi”. 

Những chiếc đẹp nhất hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ) và một vài sưu tập tư nhân danh giá. Đó là những chuông cao khoảng 40cm, rộng đáy khoảng 30x10cm, thường có một tượng bò có u với đôi sừng cong ở đốc, nằm giữa hai tai nhọn vuốt cong của chuông. Trên thân chuông trang trí các băng hình kỷ hà và chim, thú. Trong số hàng trăm chiếc “chuông voi” đốc sừng dê này thì đây là những chiếc chuông “chúa” cả về độ lớn lẫn đầu tư nghệ thuật với khối tượng bò và các mảng đồ án trang trí cầu kỳ.

2. Hai chiếc “chuông voi” phát hiện ở một mộ táng Đông Sơn tại đoạn sông gần cầu Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) cao khoảng 30cm, rộng 18cm, dày 9cm. Đáng chú ý nhất là trên thân có hàng chữ Hán đúc nổi với nội dung cầu phúc, trừ họa liên quan đến lễ giáo shaman nguyên thủy đang lan truyền ở khoảng thế kỷ 1 trước, sau Công nguyên. 

Một số chuông cùng loại phát hiện ở vùng đất cư dân Đông Sơn Tây Âu hiện ở bên kia biên giới phía Quảng Tây (Trung Quốc) có hình mặt người, đầu có hai sừng khá gần gũi với các hình mặt người đục trên vách hang Đồng Nội (Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình) mà Colani đã phát hiện từ 1929. Chuông dạng này có niên đại khoảng thế kỷ 2 – 3 trước Công nguyên. Một số chuông cùng niên đại đó phát hiện trong vùng núi đá vôi Hòa Bình, Ninh Bình trong tư thế chôn lồng vào nhau, một vài chiếc có đúc nổi các hình thằn lằn, cá sấu ở giữa thân hoặc hai cạnh bên quả chuông.

Một số “chuông voi” trang trí dày đặc hình “văn cờ” lông chim thường thấy trên trống đồng Đông Sơn muộn, cho thấy niên đại các chuông đó khoảng thế kỷ 1 sau Công nguyên. Chiếc chuông hiện đang bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tại Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ) và tại nhà hàng Trống Đông Sơn (Hà Nội) … đại diện cho loại này. Ngoài một vài hiện tượng hãn hữu có dấu vết quả lắc bên trong, đa số còn lại không có, gợi ý loại “chuông voi” này được gõ từ bên ngoài, tương tự trường hợp chuông dạng trống (drum shaped bell).

Một số nhạc chuông kích thước nhỏ, dáng dẹt hình bầu dục, thân hình nửa oval hay hình thang cân hơi vuông, có móc treo phía đốc và có thang kim loại đúc liền bên trong để treo sẵn các quả lắc kim loại nhỏ. Những quả nhạc chuông này thường treo độc lập, hoặc treo cùng đồ gỗ… tiếng vang phát ra nhờ va đập quả lắc bên trong với ốp thành chuông bằng đồng bên ngoài.

Có loại nhạc chuông được chế thành bộ dụng cụ chuyên biệt như hình trên tay các thầy cúng thể hiện trong đoàn múa rước trên mặt trống đồng, trên một chiếc rìu đồng và trong mộ Việt Khê (Hải Phòng). Đó là một phiến đồng dày có tay cầm hình như quai túi, trên phiến đồng có các móc treo nhạc chuông. Khi diễn xướng, thầy cúng hay vũ công cầm lắc cụm nhạc chuông đó, tạo nhịp cho mình hay cho cả đoàn diễn xướng. Hoặc đó là một khung đồng đỡ 8 – 12 nhạc chuông được cắm vào một cây trượng dùng cho các thầy cúng.

3. Dạng nhạc chuông phổ biến hơn của Đông Sơn là loại quả nhỏ hình bu gà, to bằng quả trám, có móc treo vào các đồ vật khác bằng đồng. Các móc treo đúc liền khá mỏng mảnh nên thường bị đứt gãy, nhất là khi bị mọt gỉ. Trên nhiều đồ vật thường thấy dấu vết phần móc vốn để treo các nhạc chuông như vậy. Cũng hiếm thấy quả lắc bên trong loại chuông này, chứng tỏ tiếng vang của chuông phát ra nhờ va thành chuông vào hiện vật kim loại mà nó gắn vào. 

Khảo cổ học đã từng thấy chuông loại này trên miệng một số đồ đựng bằng đồng như thố hình chậu hoa, muôi múc, mâm bồng chân cao… Chúng được dùng nhiều hơn trên các vật dụng gắn với thủ lĩnh hay thầy cúng, như trên cán dao găm hình người, khóa thắt lưng, tấm che ngực … và nhiều nhất ở các vòng ốp chân tay của thầy cúng hay vũ công. Vùng Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) là nơi phát hiện được nhiều hiện vật vòng ốp chân tay gắn nhạc chuông này nhất. 

Những vòng ốp chân, tay là những tác phẩm mỹ thuật cao cấp được đan bện từ những vật liệu đan lát mây tre, vải sợi,  gắn với các hình khối bằng sáp ong, nhựa cây được ốp đất mịn và trổ lỗ thở, đậu rót tạo khuôn. Sau khi nung nóng làm vật mẫu tan cháy thành tro sẽ dùng nước thụt sạch trước khi hong khô để rót đồng vào, tạo ra các sản phẩm còn hằn nguyên trạng vết đồ đan trên thân đồng. Có vẻ như những nhạc chuông đã được chế sẵn từ trước, lồng vào các thân ốp mây tre đó trước khi tạo khuôn.

Ở giai đoạn muộn của Đông Sơn, khi tiếp xúc với những nền văn hóa Ấn Độ hóa sớm ở Đông Nam Á, xuất hiện dạng nhạc chuông tròn, bên trong có các viên lắc kim loại. Những nhạc chuông nhỏ như hạt nhãn thuộc dạng chuông tròn như vậy được gắn trên các vòng trang sức như đã thấy ở làng Đông Sơn – Sa Huỳnh Gò Quê (Quảng Ngãi), trong các mộ Sa Huỳnh ở Vân Phong, Hòa Diêm (Khánh Hòa)… và đặc biệt nhiều ở các đốc bằng đồng chuôi kiếm sắt phổ biến ở vùng Làng Vạc (Nghệ An).       

(Còn tiếp)

Nhận xét từ nhà cái 69VN

Nhạc chuông Đông Sơn là một đề tài đáng chú ý khi nghiên cứu về tạo âm Đông Sơn. Trong nguyên tắc, nhạc chuông được coi như một phần của “bộ gõ” trong việc tạo âm thanh Đông Sơn, nơi âm vang được phát ra thông qua va đập giữa hai vật thể và echo được tạo ra bởi một vòm âm.

Đây là một lĩnh vực rất độc đáo và thú vị, đem lại những trải nghiệm âm nhạc đầy sáng tạo và lý thú. 69VN, sân chơi cá cược hiện đại và đa dạng, không chỉ mang đến cho người chơi những trải nghiệm độc đáo mà còn thúc đẩy sự hứng thú trong việc khám phá và tìm hiểu về các lĩnh vực mới lạ như nhạc chuông Đông Sơn.

Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến, và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, 69VN cam kết mang đến cho người chơi những trải nghiệm cá cược tuyệt vời và an toàn nhất. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để khám phá thế giới giải trí không giới hạn và trải nghiệm sự hấp dẫn của nhạc chuông Đông Sơn và nhiều điều thú vị khác!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ