Site icon 69VN

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam – “Cầu nối nghệ thuật” (kỳ 1): Thời kỳ hoàng kim của nhạc kịch thế giới

Nhạc kịch thế giới và Việt Nam - Nhạc kịch - "cầu nối nghệ thuật" (kỳ 1): Thời kỳ hoàng kim của nhạc kịch thế giới - Ảnh 2.

Và đặc biệt, thêm một lần nữa, nhạc kịch lại thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong chuỗi sự kiện “Culture in You – Điểm tựa văn hóa, Cầu nối nghệ thuật” do Công ty The YOUniverse phối hợp cùng Cộng đồng Nhạc kịch Interstellar và Trung tâm Văn hóa Báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội từ ngày 3 – 11/11, với sự đồng hành xuyên suốt của huyền thoại nhạc kịch Philip Quast.

Nhân dịp này, hãy cùng Thể thao và Văn hóa (TTXVN) nhìn lại loại hình nhạc kịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong lịch sử, và cùng chia sẻ những nỗ lực của các nghệ sĩ đương đại.

1. Thời kỳ hoàng kim của nhạc kịch kéo dài từ năm 1940 đến năm 1960, đánh dấu giai đoạn sáng tạo và đổi mới vô song, tạo ra một số tác phẩm nhạc kịch được yêu thích và bền bỉ bậc nhất.

Những năm 1940 bắt đầu với nhiều vở hit từ Cole Porter, Irving Berlin, nhóm Rodgers & Hart, Kurt Weill và George Gershwin, với một số vở có hơn 500 buổi biểu diễn khi nền kinh tế phục hồi.

Sự thay đổi trong nghệ thuật cũng diễn ra. Oklahoma! (1943) của Rodgers và Hammerstein đã hoàn thành cuộc cách mạng được khởi xướng từ Show Boat, bằng cách kết hợp chặt chẽ tất cả các khía cạnh của sân khấu nhạc kịch với một cốt truyện gắn kết. Các ca khúc, các điệu ballet và nhiều điệu nhảy khác góp phần thúc đẩy cốt truyện và sự phát triển của các nhân vật, thay vì như trước đây – thường chỉ dùng nhảy múa như cái cớ để cho những phụ nữ ăn mặc gợi cảm lên sân khấu.

Oklahoma! đã nhận được những lời khen ngợi nồng nhiệt, tạo nên cơn sốt phòng vé và nhận được giải thưởng Pulitzer. Với mở màn không phải bằng hợp xướng các cô gái mà từ một phụ nữ đang đánh bơ, tờ The New York Times viết rằng mở màn của Oklahoma! đã thay đổi lịch sử của sân khấu nhạc kịch, khiến “những điều tầm thường của sân khấu nhạc kịch cũ trở nên không thể chịu đựng được”.

Đây cũng là nhạc kịch “bom tấn” đầu tiên trên sân khấu Broadway, với tổng cộng 2.212 suất diễn và sau đó được dựng thành một bộ phim ăn khách.

Sau Oklahoma!, bộ đôi tiếp tục sáng tạo nên bộ sưu tập phi thường các tác phẩm kinh điển được yêu thích và bền bỉ nhất của sân khấu nhạc kịch, bao gồm Carousel (1945), South Pacific (1949), The King and I (1951) và The Sound of Music (1959). Rodgers & Hammerstein cũng kích thích sáng tạo nơi những người cùng thời và mở ra “Thời kỳ hoàng kim” của sân khấu nhạc kịch Mỹ.

Những năm 1950 tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhạc kịch Mỹ. Các nhân vật đa dạng trong sách của Damon Runyon đã hình thành nên vở Guys and Dolls (1950, có 1.200 buổi biểu diễn) của Frank Loesser và Abe Burrows. Cơn sốt đào vàng là bối cảnh cho Paint Your Wagon (1951) của Alan Jay Lerner và Frederick Loewe. Bộ đôi này sau đó tiếp tục hợp tác trong My Fair Lady (1956) – một bản chuyển thể từ vở kịch Pygmalion của George Bernard Shaw, với 2.717 buổi biểu diễn, giữ kỷ lục về số buổi diễn trong nhiều năm.

Ở phía bên kia đại dương, các nhà viết nhạc kịch nước Anh cũng tạo nên 2 vở hit trong thập kỷ này là The Boy Friend (1954), được trình diễn trong 2.078 buổi tại London và Salad Days (1954), đã phá vỡ kỷ lục trình diễn của Anh khi đó với với 2.283 buổi.

Một kỷ lục khác được thiết lập bởi The Threepenny Opera (1928), với 2.707 suất diễn, trở thành vở nhạc kịch không thuộc Broadway được trình diễn lâu nhất, cho đến khi bị The Fantasticks (1960) phá kỷ lục. Vở diễn cũng tạo nên bước đột phá khi chứng minh rằng nhạc kịch có thể mang lại lợi nhuận dù ở định dạng dàn nhạc nhỏ, quy mô nhỏ.

Nhưng nói đến nhạc kịch thập niên 1960, không thể không nhắc tới West Side Story (1957) của Leonard Bernstein – vở nhạc kịch đã đưa Romeo và Juliet đến New York thời đó và biến 2 gia đình Montague và Capulet thù địch thành các băng đảng đối địch, Jets và Sharks. Nó được các nhà phê bình ca ngợi vì những đổi mới trong âm nhạc và vũ đạo, và sau đó được chuyển thể thành phim rất thành công.

Những năm 1950 kết thúc với hit cuối cùng của Rodgers và Hammerstein là The Sound of Music, đã được trình diễn trong 1.443 buổi và đoạt giải Tony cho Nhạc kịch hay nhất. Cùng với phiên bản phim cực kỳ thành công năm 1965 , nó trở thành một trong những vở nhạc kịch phổ biến nhất trong lịch sử.

Sang những năm 1960, The Fantasticks lần đầu tiên được sản xuất ngoài Broadway. Vở kịch này đã diễn trong 40 năm tại Nhà hát Sullivan Street, trở thành vở nhạc kịch có thời gian diễn dài nhất trong lịch sử. Những năm 1960 cũng chứng kiến một số vở bom tấn khác, như Fiddler on the Roof (1964, 3.242 buổi diễn), Hello, Dolly! (1964, 2.844 buổi diễn), Funny Girl (1964, 1.348 buổi diễn) và Man of La Mancha (1965, 2.328 buổi biểu diễn).

Ở Anh, Oliver! (1960) đã diễn 2.618 buổi biểu diễn, nhưng nhà vô địch của thập kỷ này là The Black and White Minstrel Show (1962), được diễn ra trong 4.344 buổi.

2. Về mặt nghệ thuật, 2 người đàn ông đã có tác động đáng kể đến lịch sử sân khấu nhạc kịch bắt đầu từ thập kỷ này Stephen Sondheim và Jerry Herman.

Sondheim đã đưa nhạc kịch vượt ra ngoài các cốt truyện lãng mạn đặc trưng của các thời đại trước. Tác phẩm của ông có xu hướng u ám hơn, khám phá những khía cạnh khắc nghiệt hơn của cuộc sống hiện tại và quá khứ.

Dù một số vở nhạc kịch của Sondheim thiếu sức hấp dẫn về mặt thương mại, nhưng chúng lại được ca ngợi bởi sự tinh tế trong lời ca khúc và sự phức tạp về âm nhạc, cũng như sự tương tác giữa lời ca khúc và âm nhạc. Một số cải tiến đáng chú ý của Sondheim bao gồm một vở được trình bày ngược lại (Merrily We Roll Along) và vở Anyone Can Whistle – trong đó màn đầu tiên kết thúc bằng cảnh dàn diễn viên thông báo với khán giả rằng họ bị điên.

Jerry Herman thì tạo ra bước ngoặt trong âm nhạc của nhạc kịch. Nhiều giai điệu trong nhạc kịch của Herman đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến, bao gồm Hello, Dolly! , We Need a Little Christmas, I Am What I Am, Mame, The Best of Times, Before the Parade Passes By, Put On Your Sunday Clothes, It Only Takes a Moment, Bosom Buddies và I Won’t Send Roses, được thu âm bởi các nghệ sĩ như Louis Armstrong, Eydie Gormé , Barbra Streisand , Petula Clark và Bernadette Peters.

Nhìn chung, trong thập niên này, nhạc kịch bắt đầu tách ra khỏi những giới hạn tương đối hẹp của những năm 1950. Nhạc rock sẽ được sử dụng trong một số vở nhạc kịch Broadway, bắt đầu với Hair. Ngoài ra, nhạc kịch còn xuất hiện một số hình ảnh và quan điểm gây tranh cãi trong xã hội…

Nhận xét từ nhà cái 69VN

Chào mừng các tín đồ cá độ thể thao yêu thích! Đến với 69VN, bạn sẽ được thể hiện tài năng và may mắn của mình trong một sân chơi đỉnh cao! Với giao diện tinh tế, 69VN phủ sóng khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại di động. Bạn chỉ cần một chút sáng tạo và đam mê, còn lại để 69VN lo!

Hệ thống bảo mật hiện đại tại 69VN sẽ khiến bạn cảm thấy yên tâm khi tham gia cá cược. Những trò chơi đa dạng, từ bóng đá đến casino, đều được hỗ trợ từ những nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Còn chần chừ gì mà không thử sức để trải nghiệm những phần thưởng siêu hấp dẫn từ 69VN?

Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng đứng bên bạn vào bất kỳ lúc nào. Với 69VN, chơi cá độ không chỉ là giành chiến thắng, mà còn là cơ hội để kết nối và trải nghiệm niềm vui. Hãy cùng chúng tôi khám phá không gian cá cược tuyệt vời này, vui vẻ và đầy năng lượng!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ