Đã hơn 30 năm trôi qua, bộ truyện tranh Doraemon đến nay vẫn được coi là sản phẩm đại diện tiêu biểu cho quá trình hiện diện và phát triển của truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng, bộ truyện tranh này đã từng gặp nhiều khó khăn để được xuất tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992.
Biên tập viên đời đầu của bộ Doraemon, nhà văn Lê Phương Liên, đã tiết lộ nhiều câu chuyện chưa kể khác về bộ truyện đặc biệt này tại cuộc thảo luận Bàn tròn: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ. Sự kiện do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, NXB Kim Đồng và Lân Tinh Foundation phối hợp tổ chức ít ngày trước tại Hà Nội.
Từ những cái “lắc đầu”…
Như lời nhà văn Lê Phương Liên, hơn 30 năm trước, khi bắt tay vào thực hiện biên dịch và xuất bản Doraemon, 90% biên tập viên ở NXB Kim Đồng nghĩ rằng bộ truyện sẽ không bán được. Bấy giờ, chỉ có một số người là tin tưởng vào sự thắng lợi của bộ truyện tranh này. Trong số họ có Giám đốc Nguyễn Thắng Vu – “tổng chỉ huy của chiến dịch Doraemon”.
Cần nhắc lại: Cơ duyên để bộ truyện Doraemon du nhập vào Việt Nam phải kể tới sự kiện NXB Kim Đồng tham gia cuộc tập huấn do Trung tâm Văn hóa châu Á thuộc UNESCO (ACCU) tổ chức vào mùa Thu năm 1991. Cuộc tập huấn được tổ chức để hướng dẫn các biên tập viên làm sách, trong đó có tranh truyện cho thiếu nhi.
“Tập huấn diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của NXB Kim Đồng. Chúng tôi ngoài một chiếc điện thoại, không có gì hết. Nhưng Giám đốc Nguyễn Thắng Vu vẫn quyết tâm tham gia cuộc tập huấn này. Chưa kể, trình độ ngoại ngữ của các biên tập viên khi đó cũng rất hạn chế. Chúng tôi phải mời một phiên dịch viên để hỗ trợ trao đổi với các chuyên gia Nhật Bản, Thái Lan” – bà Liên nhớ lại.
“Trong khuôn khổ lớp tập huấn, anh Thắng Vu giới thiệu về bộ truyện tranh Tôn Ngộ Không của NXB Kim Đồng đang bán rất chạy. Khi ấy, ông Wiriya Sirisingh, chủ tịch một nhà xuất ở Thái Lan, cũng giới thiệu cho chúng tôi về bộ Doraemon có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng trẻ em Thái Lan lại rất thích” – nhà văn cho biết.
Từ cuộc trao đổi tình cờ, ông Nguyễn Thắng Vu rất quan tâm và bày tỏ muốn tìm đọc bộ truyện này. Thế rồi, sau khi về nước, ông Wiriya Sirisingh đã gửi tặng ngay một số tập truyện Doraemon xuất bản bằng tiếng Thái đến NXB Kim Đồng. Cộng thêm với sự quen biết một số phiên dịch viên tiếng Nhật, NXB Kim Đồng nhờ mua thêm một số tập truyện Doraemon phiên bản tiếng Nhật để tổ chức dịch bộ truyện này.
Việc tổ chức dịch bộ truyện Doraemon ở thời điểm những năm 1990 không hề dễ dàng. Bà Liên cho biết: Lúc này người biết tiếng Nhật ở Việt Nam rất hiếm. NXB Kim Đồng có mời 2 chuyên gia trong ngành ngoại giao tham gia dịch các tập truyện tiếng Nhật. Tuy nhiên các chuyên gia này vốn chỉ thạo việc dịch giao tiếp, nên những bản dịch chưa đảm bảo yêu cầu để biên soạn. Chưa kể, để dịch được những tập truyện dài của Doraemon, người dịch phải theo dõi và hiểu các nhân vật.
Thế rồi, NXB Kim Đồng đưa ra quyết định dịch Doraemon từ các tập truyện bản tiếng Thái. Khi đó, ở Đài Tiếng nói Việt Nam lại có rất nhiều biên tập viên biết tiếng Thái.
“Chúng tôi đã mời họ đến cộng tác. Và có một nhân vật đặc biệt tham gia với chúng tôi là ông Nguyễn Đức Kim (bút danh là Việt Hùng) vốn là cán bộ công tác ở Đại sứ quán Thái Lan” – bà Liên kể – “Ông Kim chính là người dịch rất nhiều bản Doraemon tiếng Thái đầu tiên, mà sau này họa sĩ Đức Lâm sử dụng chủ yếu trong việc biên soạn bản Đôrêmon tiếng Việt”.
Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Thực tế, trong lần đầu tiên tiếp xúc, bộ truyện Doraemon đã gây khó hiểu với các biên tập viên của NXB Kim Đồng.
“Có những trang truyện mở đầu chỉ viết mỗi tiếng “bíp bíp… bịp bịp…”. Chúng tôi thực sự không hiểu gì với hình thức khung tranh chỉ có vài chữ như vậy” – biên tập viên Lê Phương Liên cho biết – “Bởi, người đọc Việt Nam vốn quen mở truyện ra là có lời dẫn như “ngày xửa ngày xưa” hoặc “một buổi sáng đẹp trời”… chẳng hạn. Nghĩa là mở truyện ra là phải có chữ. Với Doraemon, chúng tôi lần đầu tiên được đọc theo kiểu vừa xem tranh vừa kết hợp chữ”.
Theo nhà văn, chính từ sự khó hiểu trong lần đầu tiên tiếp xúc, thời điểm này hầu như các biên tập viên của NXB Kim Đồng đều “lắc đầu” cho rằng nếu xuất bản Doraemon sẽ là một quyết định liều lĩnh, dễ thất bại.
Chủ trương “Việt hóa”
Thế nhưng với riêng biên tập viên Lê Phương Liên khi đó, qua tìm hiểu, bà cũng có lòng tin rằng Doraemon sẽ là bộ truyện được trẻ em Việt Nam tiếp thu và đón nhận.
“Dự án Doraemon từng gây tranh cãi kéo dài 6 tháng liền ở NXB Kim Đồng. Sau này, trong một cuộc họp về Doraemon, được trưởng phòng gợi ý, tôi liền xung phong nhận trách nhiệm biên tập bộ truyện này, vì vừa thích vừa muốn thử thách” – bà kể – “Bấy giờ, Giám đốc Nguyễn Thắng Vu giao cho tôi đặc trách làm việc trực tiếp với anh trong suốt quá trình làm bộ truyện Doraemon”.
Để hiểu về bộ truyện, Giám đốc Nguyễn Thắng Vu đã cho người tìm mua băng hình Doraemon để biên tập viên xem. Bà Liên nhớ lại: “NXB Kim Đồng thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trung ương Đoàn khi đó chỉ có 1 chiếc ti vi màu có thể xem được băng hình video, đặt trang trọng ở phòng khách tại trụ sở trên phố Bà Triệu. Thế rồi, NXB Kim Đồng phải xin phép cơ quan cho dùng chiếc ti vi này để biên tập viên ngồi xem trong một vài tiếng đồng hồ”.
Vốn là người “rất thạo” về sinh hoạt của thiếu nhi, nhưng khi được xem băng hình về Doraemon, biên tập viên Lê Phương Liên khi ấy đã không giấu nổi sự bất ngờ về những sinh hoạt của các nhân vật thiếu nhi trong truyện.
“Các nhân vật đang ngồi nói chuyện dưới mặt đất lại bay lên trời, ngồi trên mây tiếp tục nói chuyện với nhau, có khi lại xuống biển ngồi nói chuyện trong cảnh đàn cá bơi xung quanh” – bà Liên bày tỏ – “Lúc đó, tôi đã nghĩ Doraemon sẽ là “một bữa đại tiệc” của thiếu nhi Việt Nam nếu như được xuất bản. Tôi thực sự cảm thấy có một điều gì đó vô cùng tuyệt vời lan tỏa trong mình”.
Một trong những phát hiện quan trọng khác của biên tập viên Lê Phương Liên khi làm bộ Doraemon: Giữa phiên bản Thái Lan và Nhật Bản có sự khác nhau.
“Tôi không biết tiếng Thái, cũng không biết tiếng Nhật. Nhưng khi xem giữa 2 phiên bản cùng 1 tập, các tranh vẽ không giống nhau. Từ cơ sở này, anh Vu cho rằng, người Thái đã biên soạn bộ truyện” – bà kể – “Anh cũng khẳng định, nếu trẻ em Thái Lan thích được thì trẻ em Việt Nam cũng sẽ thích Doraemon, vì cùng là độc giả từ các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Do đó, anh Vu đưa ra chủ trương “Việt hóa” bộ truyện Doraemon”.
Khi chủ trương “Việt hóa” được đưa ra, Giám đốc Nguyễn Thắng Vu và NXB Kim Đồng đã lựa chọn họa sĩ Đức Lâm hợp tác để biên soạn ra bản tiếng Việt của bộ truyện này. Việc in ấn được thực hiện tại TP.HCM và phát hành khắp cả nước. Sau một tuần phát hành, bộ truyện Đôrêmon (tên tiếng Việt của Doraemon) 4 tập đầu tiên đã bán hết 40.000 bản (10.000 bản/tập). Con số này vượt ngoài dự kiến của NXB Kim Đồng.
Theo nhà văn Lê Phương Liên, ở thời điểm năm 1992, Doraemon đã được dịch và xuất bản ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Indonesia… Điều này càng thôi thúc những biên tập viên như bà tin tưởng vào sự thành công bộ truyện tranh này khi được xuất bản ở Việt Nam.
Như trong lời quảng cáo bộ truyện Doraemon phát trên Đài Phát thanh Hà Nội, bàđã viết: “Để cho trẻ em Việt Nam được hòa chung niềm vui với trẻ em khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
(Còn tiếp)
Nhận xét từ nhà cái 69VN
Trải qua hơn 30 năm, bộ truyện tranh Doraemon vẫn giữ vững vị thế là sản phẩm tiêu biểu của truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng, khi bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1992, Doraemon đã phải vượt qua không ít khó khăn. Với văn phong vui vẻ, tích cực, bộ truyện này đã chinh phục trái tim của độc giả trẻ tại đất nước chúng ta.
Đến ngày nay, Doraemon vẫn là biểu tượng của nền văn hóa truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam, và tiếp tục thu hút hàng triệu bạn đọc. Nhân dịp này, cùng đến với 69VN – sân chơi cá cược hiện đại dành cho những người yêu thích thể thao và game bài. Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến và đa dạng trò chơi thú vị, 69VN cam kết mang đến trải nghiệm độc đáo và phong phú cho người chơi. Hãy đến với 69VN ngay hôm nay và trải nghiệm những trò chơi hấp dẫn cùng chúng tôi!
Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com