Các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ là một ‘nghệ thuật’, không đơn thuần ở ‘chiêu trò tâm lý’

Việc các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ không đơn thuần là chiêu trò tâm lý. Nó còn là cả một nghệ thuật, có ảnh hưởng lớn tới kết quả các trận đấu

Trong buổi họp báo nhân kỷ niệm hai năm Eddie Howe bắt đầu làm việc tại Newcastle United, một phóng viên đã đùa rằng ông đã có 2 năm mà không hề nói sự thật về tình trạng chấn thương của học trò.

“Rất cảm ơn, điều đó thực sự có ý nghĩa với tôi,” Howe trả lời với nụ cười.

Dù chỉ là một câu nói vui, nhưng nó đã làm hé mở một vấn đề lớn hơn trong bóng đá.

Các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ là một ‘nghệ thuật’, không đơn thuần ở ‘chiêu trò tâm lý’ - Ảnh 1.

Trong mỗi buổi họp báo, các HLV tại Premier League thường được hỏi về thông tin đội hình. Các nhà báo buộc phải hỏi, ngay cả khi họ biết không có gì đảm bảo rằng câu trả lời sẽ đến, hoặc nếu có, nó sẽ rất ít tính “trung thực”.

Cách trả lời úp mở của Howe thường mang lại sự hài hước nhiều hơn là tính chân thực. Điều này quá quen thuộc với các phóng viên và người hâm mộ. Nhưng HLV của Newcastle không phải người duy nhất bị cáo buộc “tiết kiệm sự thật” khi nói đến vấn đề lựa chọn đội hình.

Trong cuốn tự truyện Believe (Niềm tin), hậu vệ Oleksandr Zinchenko tiết lộ rằng HLV Mikel Arteta của Arsenal “thích chơi trò tâm lý với đối thủ”. Anh kể lại:

“Tôi từng thấy ông ấy yêu cầu những cầu thủ chấn thương lên xe buýt và đi vào phòng thay đồ với túi đồ của họ, tất cả nhằm đánh lạc hướng HLV đối phương.”

Arteta từng thẳng thắn thừa nhận vấn đề này trong một buổi họp báo sau trận gặp Liverpool vào tháng trước, khi Bukayo Saka vẫn ra sân dù trước đó HLV người Tây Ban Nha nói rằng cầu thủ này “không chắc sẽ thi đấu”.

Các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ là một ‘nghệ thuật’, không đơn thuần ở ‘chiêu trò tâm lý’ - Ảnh 2.

“Tôi không muốn mọi thứ trở nên dễ dàng cho bất kỳ ai,” Arteta nói. “Đối thủ phải chắc chắn rằng họ làm bài tập về nhà của mình, giống như tôi phải làm vậy. Nếu tôi biết, tôi sẽ không nói dối thẳng thừng rằng: ‘Cậu ấy không đủ thể lực’ rồi sau đó để cậu ấy ra sân. Tôi sẽ không bao giờ làm vậy. Nhưng nếu tôi không chắc chắn hoặc không muốn tiết lộ, tôi sẽ khiến bạn phải đoán.”

Một trong những người tiền nhiệm của Arteta là Arsene Wenger từng thừa nhận rằng đôi khi ông cần nói dối về tình trạng thể lực của cầu thủ.

“Nếu các bạn hỏi rằng tôi từng nói dối truyền thông để bảo vệ cầu thủ hay chưa, thì tôi phải thú thực rằng: ‘Có’,” Wenger nói với các phóng viên vào năm 2010. Lời nói này được đưa ra sau khi Wayne Rooney của MU phủ nhận tuyên bố của HLV Sir Alex Ferguson về việc anh bị chấn thương mắt cá chân. Wenger nói thêm:

“Khi tôi nói dối báo chí, tôi luôn trao đổi trước với cầu thủ và nói: ‘Nghe này, đây là câu chuyện chúng ta sẽ đưa ra’.”

Vì sao các HLV chọn cách giấu thông tin?

Người hâm mộ có thể không cảm thấy khó chịu khi các HLV đánh lừa truyền thông nếu điều đó mang lại lợi thế cho đội bóng. Nhưng đối với các HLV, có nhiều yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi trả lời chính thức.

“Điều này phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể, vì mỗi tình huống lại khác nhau,” Chris Hughton, một trong những người tiền nhiệm của Howe tại Newcastle, chia sẻ với tờ The Athletic.

“Điều mà bạn thường cố gắng tránh là nói điều không đúng sự thật. Có những tình huống rõ ràng khi một cầu thủ phải nghỉ thi đấu vài tháng. Đó thường là những trường hợp bạn có thể công khai.”

“Nhưng điều bạn luôn nghĩ đến là trách nhiệm với cá nhân cầu thủ và cả đội. Nếu bạn có hai trận đấu trong vài ngày, bạn có thể muốn giữ kín một số thông tin.”

“Bạn có muốn đối thủ biết liệu ai đó có đủ thể lực hay không? Câu trả lời thường là ‘không’, vì vậy bạn không muốn tiết lộ điều đó và trao cho đối thủ bất kỳ lợi thế nào, dù chỉ là nhỏ nhất.”

“Thông thường, bạn không muốn nói những điều không đúng sự thật, vì đôi khi điều đó có thể quay lại gây hại cho bạn. Nhưng bạn cũng không muốn trao lợi thế cho đối thủ,” Hughton giải thích.

“Bạn cũng không muốn tạo ra tiền lệ kiểu: ‘Lần trước anh rất cởi mở về chấn thương, tại sao lần này không thế?'”

Tuy nhiên, đôi khi nỗ lực né tránh các câu hỏi của HLV về tình trạng thể lực của cầu thủ lại trở thành những câu chuyện hài hước.

Cuối mùa giải trước, Mikel Arteta không loại Gabriel Martinelli khỏi trận đấu Champions League với Porto, dù chỉ ba ngày trước đó cầu thủ người Brazil được nhìn thấy phải dùng nạng tại trận đấu với Brentford.

Những trò chơi tâm lý không chỉ dừng lại ở những câu trả lời lấp lửng trong các buổi họp báo trước trận đấu.

Ví dụ, 2 mùa giải trước, Sheffield United để tiền đạo Ollie McBurnie tham gia họp báo trước trận đấu sân khách với Cardiff City tại Championship. McBurnie tuyên bố anh đủ thể lực. Nhưng kế hoạch “tung hỏa mù” của CLB đã phá sản khi anh đăng ảnh tham dự một sự kiện quyền anh tại Sheffield lên mạng xã hội. Cùng thời điểm đó, các đồng đội đã đến miền Nam xứ Wales để chuẩn bị cho trận đấu.

Ở chiều ngược lại, khi còn dẫn dắt Leeds United, HLV lão làng Marcelo Bielsa từng có thói quen công bố đội hình xuất phát trước trận đấu. Nhưng vào năm 2019, sau khi gặp một cổ động viên trên đường phố và bị chỉ trích vì điều này, Bielsa quyết định thay đổi.

Các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ là một ‘nghệ thuật’, không đơn thuần ở ‘chiêu trò tâm lý’ - Ảnh 3.

Trong buổi họp báo tiếp theo, ông nói với các phóng viên rằng sẽ không công khai đội hình nữa nhưng lại đùa: “Giữa chúng ta với nhau thôi, vẫn là đội hình cũ.”

Trong bóng đá nữ, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi phải giải thích sự vắng mặt của các cầu thủ mang thai trước khi họ sẵn sàng công khai tin vui này.

Chelsea từng sử dụng lý do Melanie Leupolz mắc COVID-19 trong những tuần đầu thai kỳ để giải thích việc cô vắng mặt dài ngày. Ngay cả các đồng đội của cô cũng không biết lý do thực sự.

Leupolz chia sẻ với Sky Sports vào năm 2023: “Tôi chỉ nói với những nhân viên cần biết và chúng tôi giữ bí mật với cả đội trong một thời gian dài. Tôi nghĩ đến tận tháng thứ ba hoặc thứ tư. Khi đó, tôi vẫn tập luyện nhưng lấy COVID làm lý do để không tham gia đầy đủ các buổi tập.”

Việc giữ bí mật lý do vắng mặt của cầu thủ thường được viện cớ do quyền riêng tư về y tế. Mark Robins, ngay trước khi rời Coventry City, thậm chí đã đưa cả luật bảo vệ dữ liệu để từ chối trả lời các câu hỏi về đội hình

Ngoài ra, còn có lý do tài chính. Ngay sau khi Omar Richards gia nhập Nottingham Forest từ Bayern Munich vào mùa hè năm 2022, người ta phát hiện rằng anh bị gãy xương mảnh ở chân. Nó khiến anh phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài dù đã cố gắng tập luyện qua cơn đau.

Forest lúc đó đang đàm phán để ký hợp đồng với hậu vệ Harry Toffolo từ Huddersfield Town. Nếu tin tức về chấn thương của Richards bị lộ, giá chuyển nhượng của Toffolo có thể bị đẩy lên.

Đội ngũ truyền thông của Forest thậm chí đã đăng ảnh Richards tập luyện lên mạng xã hội và điền tên anh vào danh sách dự bị trong trận giao hữu với Hertha Berlin để che giấu tình trạng thực sự của anh. Cuối cùng, Toffolo và đồng đội Lewis O’Brien đều gia nhập Forest với tổng giá trị chỉ 10 triệu bảng.

Các HLV bóng đá giấu thông tin chấn thương của cầu thủ là một ‘nghệ thuật’, không đơn thuần ở ‘chiêu trò tâm lý’ - Ảnh 4.

Nên minh bạch hay mập mờ?

Việc giấu tình trạng chấn thương không chỉ xảy ra ở Premier League. Ở giải bóng rổ Major League Baseball (MLB), đội Houston Astros từng buộc phải thừa nhận Kyle Tucker bị gãy xương cẳng chân dù ban đầu, họ chỉ thông báo rằng anh “bị bầm tím”.

Tại NBA, Philadelphia bị phạt 100.000 USD vì cung cấp thông tin sai lệch về lý do Joel Embiid không thi đấu.

Giải khúc quân cầu NHL (National Hockey League) chỉ thông báo chấn thương dưới dạng “phần trên cơ thể” hoặc “phần dưới cơ thể” để tránh đối thủ tận dụng điểm yếu của cầu thủ trong trận đấu.

Cái giá của sự minh bạch là gì? Trong bối cảnh các trò chơi Fantasy Football (quản lý bóng đá) ngày càng phổ biến, nhu cầu về thông tin chính xác về chấn thương cầu thủ cũng tăng lên.

Ben Dinnery, chuyên gia phân tích chấn thương, nhận xét:

“Nếu một cầu thủ quan trọng vắng mặt mà không có dấu hiệu gì trước đó, nó thực sự gây khó chịu cho người hâm mộ, đặc biệt là những ai chơi Fantasy Football. Họ muốn biết trước nếu cầu thủ cần kiểm tra thể lực hay gặp vấn đề gì.”

Tuy nhiên, với các HLV, việc để lộ thông tin đội hình trong các buổi họp báo thường mang lại những rủi ro quá lớn. Có lẽ, trừ phi họ có tính đặc biệt như Bielsa…

Nhận xét từ nhà cái 69VN

Trên sân cỏ, việc các HLV bóng đá giấu thông tin về chấn thương của cầu thủ không chỉ là một chiêu trò tâm lý thông thường. Đằng sau đó là một nghệ thuật tinh tế, có ảnh hưởng to lớn tới kết quả của các trận đấu. Với văn phong vui vẻ, tích cực, HLV có thể tạo ra sự phấn khích, sự tin tưởng và sự đoàn kết trong đội bóng. Việc giữ thông tin chấn thương bí mật cũng giúp tạo ra những yếu tố bất ngờ và khó lường cho đối thủ, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong trận đấu.

Để trải nghiệm thêm về niềm vui và thách thức của cá độ bóng đá, hãy đến với 69VN – sân chơi cá độ hiện đại và đầy sự hấp dẫn. Với giao diện tinh tế, hệ thống bảo mật tiên tiến và đa dạng trò chơi bóng đá, 69VN cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm độc đáo và cuồng nhiệt như trên sân cỏ. Hãy tham gia ngay để nhận được ưu đãi hấp dẫn và được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: 69vn, 69vn casino, 69vn com

HẠO THIÊN

 

là một blogger, một nhà sáng tạo nội dung và là một SEO Executive tại SEOBET TEAM. Tôi luôn luôn tìm hiểu và phân tích các nội dung chuyên môn để sáng tạo ra những nội dung thân thiện, dễ hiểu và chính xác nhất đến cho các độc giả đã luôn ủng hộ tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]